Những điều cần biết về Layout và Form factors của bàn phím cơ

Bàn phím cơ không hẳn là một khái niệm mới. Nhưng hiểu rõ về Form factors và Layouts của một bàn phím cơ thì hẳn còn rất nhiều người nhầm lẫn hoặc chưa hiểu chính xác. Hãy cùng tìm hiểu các khái niệm thú vị này, nó sẽ giúp bạn cho ra những quyết định chính xác hơn khi chọn mua bàn phím cơ đấy.

Form factors và Layout bàn phím cơ là gì?

Đầu tiên hãy quay về với tầng khái niệm.

Form factors là hình dạng và kích thước vật lý của bàn phím cơ, cùng với số lượng keys đang có trên bàn phím. Khái niệm Form factors sẽ gồm các loại:

  • Fullsize
  • Tenkeyless/ 80%
  • 75% / 65% / 60%…

Còn Layout bàn phím cơ chính là hình dạng và kích thước của các phím nằm trong một Form factor cụ thể nào đó. Các bố cục phổ biến hiện nay gồm:

  • ANSI / American Standard
  • ISO / European Standard
  • JIS / Japanese Standard

Layout (bố cục) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo, kích cỡ và vị trí đặt để của các phím trên cùng một bàn phím.

Form factors

1/ Full size

Kích thước đầy đủ: là bàn phím có đầy đủ các phím theo như mô hình truyền thống. Thông thường có 104 phím. Cỡ này dành cho những người mới dùng bàn phím cơ, hoặc có các nhu cầu đa dạng, hoặc nhóm người không thể nào quen được với các kích cỡ còn lại. Nó có đầy đủ từ cụm phím ký tự, cụm số, cụm mũi tên đến tất cả những phím chức năng còn lại khác. Nói chung quy thì bàn phím laptop đầy đủ của bạn như thế nào thì cỡ fullsize của bàn phím cơ cũng có ngần ấy phím.

2/ Tenkeyless

Là bàn phím có diện tích 80% so với diện tích chuẩn của fullsize. Thông thường có 88 phím tùy bố cục. Tenkeyless keyboard sẽ bị lược bỏ cụm phím số so với fullsize.

Kích cỡ tenkeyless rất phổ biến, đặc biệt trong giới gamers. Nó đặc biệt chuyên dùng cho những game cần nhiều không gian để di chuyển chuột, nhưng lại cũng cần tốc độ cao khi bấm phím. Và vì chỉ lược bỏ phím số, các phím chức năng khác còn nguyên nên người dùng hầu như không gặp bất kỳ khó khăn nào khi bấm phím, không phải đi qua bất kỳ cài đặt hay tổ hợp phím thay thế nào. Nói chung rất tiện lợi và dễ dùng.

3/ Cỡ 75%

Đây là kích cỡ nhỏ hơn tenkeyless một chút. Nhưng không lược bỏ thêm phím mà chỉ là nhồi nhét các phím vào cùng trong một không gian nhỏ gọn hơn cho vừa 75% so với fullsize thôi. Chính vì vậy nó không thật sự phù hợp với việc chơi game hoặc nhóm người dùng thích sự thoải mái khi gõ phím hay có kích cỡ bàn tay to.

4/ Cỡ 60%

Là cỡ tenkeyless đã bị lược bỏ luôn cả cụm mũi tên và một số phím chức năng thường nằm bên tay phải của fullsize. Kích cỡ này có ưu điểm rất lớn là tiết kiệm không gian, độ tùy biến cao và có rất nhiều mẫu mã thiết kế để lựa chọn. Nó luôn đi kèm một lớp lập trình là phím PN dùng cùng các phím khác để thay thế phím chức năng đã mất. Cỡ này chuyên được dùng bởi các gamers chơi trò chơi tốc độ cao như MOBA hoặc FBS.

5/ Cỡ 65%

Là cỡ 60% + cụm phím mũi tên. Nhưng điểm khác lạ là cụm mũi tên bị phân bổ ra nhiều vị trí để nằm chung vừa vặn với các phím ký tự. Nên có thể sẽ tốn một thời gian ban đầu để làm quen. Nó cũng có kích cỡ rất nhỏ gọn, thiết kế tinh xảo thẩm mỹ cao. Nhưng đáng tiếc là độ linh hoạt không cao và rất khó thay keycap vì kích thước keycap đôi khi hơi khác thường của nó.

Layout bàn phím cơ

Form factors không phải là yếu tố duy nhất làm thay đổi hay ảnh hưởng đến diện mạo bên ngoài của một chiếc bàn phím, Layout được chọn tùy theo vị trí địa lý, thói quen sử dụng của người dùng cũng có thể làm nên một kích cỡ hay một diện mạo hoàn toàn khác lạ cho chiếc bàn phím cơ. Hiện có 3 loại layout chính đang dùng cho các bàn phím cơ (chiếm đến 90% các layout trên toàn thế giới):

  • ANSI thường dùng cho châu Mỹ
  • ISO thường dùng cho châu Âu
  • JIS thường dùng cho châu Á và đặc biệt là Nhật Bản

Cùng xem hình minh họa bên dưới để hiểu sự khác nhau trong bố trí các phím trên cùng một form factors nhé.

Đây là ANSI layout thường dùng cho các nước châu Mỹ

 

Còn đây là layout ISO thường dùng cho châu Âu

 

Layout JIS này thường dùng cho châu Á đặc biệt là Nhật Bản

Bố trí ngôn ngữ – Language layouts

Là cách bố trí và sắp xếp các ký tự lên trên một bàn phím đã có xác định Layout và Form factors từ trước. Tùy theo quốc gia và ngôn ngữ ưu tiên mà các bàn phím có cách thể hiện ký tự khác nhau. Thường có 2 dạng là Đơn ngữ và Song ngữ.

Một layout bàn phím sẽ được định nghĩa đầy đủ trên cùng một Form factor bằng cách gọi tên. Ví dụ như Layout JIS song ngữ La tinh – Nhật Bản…

Khi hiểu rõ ba yếu tố này, đặc biệt là Form factors và Layout của bàn phím, bạn sẽ dễ dàng chọn được cho mình các bàn phím phù hợp bằng cách khoanh vùng các lựa chọn filter từ các kênh mua bán online.

Với mỗi người dùng và mục đích dùng khác nhau, mỗi layout sẽ có lợi thế và yếu điểm riêng. Quan trọng nhất vẫn là thói quen dùng máy. Hãy xem lại bàn phím mình đang dùng và tốt nhất là nên chọn một chiếc có form factors và layout tương tự để không gặp bất cứ bỡ ngỡ hay trở ngại nào.

Nguồn: banphimco.com

kiệt

Tôi là Kiệt – CEO Kiệt Mod Phím Dạo – chuyên cung cấp các mặt hàng về các loại bàn phím cơ, switch, keycap giá tốt, chính hãng, bán chạy nhất hiện nay. Cam kết bán hàng uy tín nhất thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *